Sức khỏe đời sống

Phương pháp nuôi trồng nấm ăn, dược liệu: Nấm rơm, đông trùng hạ thảo

07:58 - 08/04/2019

Phương pháp nuôi trồng nấm ăn, dược liệu: Nấm rơm, đông trùng hạ thảo

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm và đông trùng hạ thảo sau đây người dân có thể tham khảo. Các phương pháp nuôi trồng nấm, dược liệu đạt năng suất cao?

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm gồm phương pháp trồng ngoài trời hoặc trồng trong nhà. Tùy vào điều kiện môi trường mà người dân lựa chọn phương pháp thích hợp.

Nấm rơm hay còn được gọi là thảo cô, nấm rạ, thường được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Đây là một trong những loại nấm phổ biến, được dùng nhiều trong ẩm thực châu Á. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia như Việt Nam, Myanma, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… phát triển công nghệ nuôi trồng nấm rơm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm ngoài trời

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm ngoài trời

Về ưu điểm:

  • Phương pháp phổ biến,
  • Kỹ thuật dễ áp dụng, thực hiện,
  • Vốn đầu tư thấp.

Về nhược điểm:

  • Năng suất, chất lượng thấp,
  • Phụ thuộc nhiều tới điều kiện thời tiết, môi trường.
Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm rơm ngoài trời
  • Nền đất trồng nấm: Vị trí tránh nơi nhiều gió. Nền đất cao hơn xung quanh, luống giữa các mô không để bị úng mà phải có rãnh thoát nước.
  • Rơm rạ: Loại khô, không mục nát, mốc. Rơm rạ chia thành bó, đường kính bó tầm 15cm rồi nhúng vào nước vôi 1%. Khi được làm ẩm bằng vôi, dùng tấm bạt đậy lên rơm rạ từ 3 – 10 ngày tùy vào môi trường.
Phương pháp trồng nấm rơm ngoài trời
  • Bước 1: Xoắn bó rơm rồi xếp thành luống.
  • Cấy meo: 1 bịch meo 200g cấy cho 1,5 – 2m của luống mô.
  • Đốt mô và làm áo mô. Đốt mô giúp vệ sinh bên ngoài mô để giữ ẩm, cung cấp chất khoáng cho tơ nấm.
Cách chăm sóc và thu hoạch nấm rơm ngoài trời
  • Cần theo dõi nhiệt độ mô thường xuyên. Nếu mô ấm từ 35 – 40 độ C là đạt. Mô lạnh thì sử dụng thêm tấm bạt, nilon che chắn.
  • Kiểm tra độ ẩm của mô nấm thường xuyên.
  • Khi xuất hiện tơ nấm thì chuẩn bị điều kiện mới để tưới đón nấm (bỏ bớt tấm che, rút bớt rơm rạ, thực hiện phun sương…)
  • Thu hái nấm khi nấm ở dạng chùm hoặc búp. Nên hái vào sáng sớm.

Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Ưu, nhược điểm của trồng nấm rơm trong nhà

Ưu điểm:

  • Phương pháp trồng nấm rơm trong nhà cho năng suất gấp đôi với cách trồng ở ngoài trời.
  • Nguyên liệu sử dụng dễ kiếm.
  • Vốn đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi đầu tư trang thiết bị hiện đại.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao.
  • Yêu cầu khu vực nuôi trồng rộng rãi.
Phương pháp nuôi trồng nấm rơm trong nhà

Nguyên liệu trồng nấm rơm trong nhà gồm: mạt cưa, vôi, meo giống… Dưới đây là cách trồng nấm rơm trong nhà mà người dân có thể áp dụng nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết.

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo còn có tên gọi khác là hạ thảo đông trùng, trùng thảo, được sử dụng trong Đông y như một vị thuốc bổ. Đây cũng là một trong những loại dược liệu quý được nhiều người tìm mua và sử dụng trong chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo mà người dân có thể tham khảo.

Điều kiện cơ bản nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Để nuôi trồng đông trùng hạ thảo đạt năng suất như mong muốn thì cần phải chuẩn bị môi trường nuôi trồng kỹ lưỡng.

Nhà xưởng để nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Chuẩn bị phòng cấy giống:

  • Có diện tích: bằng 10 tổng diện tích chung, rộng 10 – 15m trở lên.
  • Lát gạch nhẵn, sạch.
  • Kín gió.
  • Bố trí đèn UV (40W/10m2).

Chuẩn bị phòng ủ tơ:

  • Có diện tích: bằng 20 tổng diện tích chung.
  • Lát gạch nhẵn, sạch sẽ.
  • Có lắp đặt thiết bị điều chỉnh về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
Nuôi trồng đông trùng hạ thảo cần chuẩn bị gì?

Những nguyên liệu cần dùng trong nuôi trồng đông trùng hạ thảo:

  • Gạo hoặc có thể thay bằng nhông tằm.
  • Khoai tây.
  • Dinh dưỡng bổ sung.
  • Thiết bị: tủ cấy vi sinh, màng lọc, hệ thống khử trùng, hệ thống chiếu sáng, máy lắc, hệ thống lên men dịch thể, các hệ thống điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…
Môi trường nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Môi trường nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Cách nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Các bước nuôi trồng đông trùng hạ thảo gồm: Phối trộn chất nuôi trồng, cấy giống và bảo quản. Đây cũng là một trong những phương pháp nuôi trồng nấm ăn, dược liệu mà nhiều nơi áp dụng.

Phối trộn cơ chất để trồng trùng thảo

Hấp môi trường (gồm gạo lứt, nước, bột nhọng) ở nhiệt độ 121 độ C khoảng 20 phút để khử trùng. Sau đó để nguội rồi mới chuyển vào tủ dùng để cấy vi sinh.

Các bước cấy giống để nuôi trồng trùng thảo
  • Bước 1: Dụng cụ nhân giống đem khử trùng.
  • Bước 2: Để dụng cụ nhân giống vào trong tủ cấy vô trùng.
  • Bước 3: Khởi động đèn, quạt. Đèn UV bật lên khoảng 15 phút rồi mới bật đèn huỳnh quang, quạt.
  • Bước 4: Dùng cồn 70 độ C khử trùng tay.
  • Bước 5: Đốt nóng đỏ que cấy vòng bằng đèn cồn. Đốt từ từ, theo hướng từ đầu que tới tay cầm.
  • Bước 6: Cấy meo vào môi trường đã chuẩn bị. Ghi lại ngày tháng, số lượng gạo đã dùng để theo dõi.
Chăm sóc và thu hoạch đông trùng hạ thảo

Sau khi cấy giống, người chăm sóc cần phải chú ý:

  • Để nhiệt độ của phòng ủ 25 độ C, độ ẩm là 85%, giữ tối. Khi sợi nấm lan đầy bề mặt thì chuyển sang phòng xử lý.
  • Giữ nhiệt độ 23 độ C, độ ẩm 85%, độ sáng 2000 lux đến khi mọc chồi nấm. Lúc này chuyển về phòng nuôi.
  • Phòng nuôi cần để nhiệt độ khoảng 22 độ C, độ ẩm  85%, ánh sáng để 12 – 14 giờ/ ngày. Duy trì điều kiện này khoảng 55 – 60 ngày.
  • Khi đông trùng hạ thảo hình thành quả thể, rồi quả thể chuyển thành bào tử thì có thể thu hoạch được.

Tìm hiểu thêm: http://danviet.vn/nha-nong/nuoi-trong-dong-trung-ha-thao-tuong-kho-ma-de-ot-645182.html

Có thể bạn quan tâm
Sa sâm nam
Sa sâm nam Tên tiếng Việt: Nam sa sâm, Hải cúc trườn, Xà lách biển Tên khoa học: Launaea sarmentosa (Willd.) Alston Tên đồng nghĩa: Prenanthes sarmentosa Willd. Họ: Asteraceae Công dụng: Giải...
22:53 - 09/03/2021
Sim rừng
Sim rừng Tên tiếng Việt: Sim rừng lớn, sim rú Tên khoa học: Rhodamnia trinervia (Lour.) Blume Họ: Sim (Myrtaceae) Công dụng: chữa đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, tiêu hóa kém
22:51 - 09/03/2021
Sen
Sen Tên gọi khác: liên, quỳ, ngậu (Tày), bó bua (Thái) Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn. Họ: Sen - Nelumbonaceae Công dụng: chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể, thuốc cầm máu, đại tiện ra...
22:49 - 09/03/2021
Dây thìa canh
Dây thìa canh Tên tiếng Việt: Lõa ty rừng, Dây thìa canh, Dây muối Tên khoa học: Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br.ex Schult. Họ: Asclepiadaceae Công dụng: Sốt, đau họng, ho, viêm túi mật, đau...
22:46 - 09/03/2021
Cà gai leo
Hình 1: Cà gai leo (Solanum procumbens Lour.) 1. Thông tin khoa học Tên khoa học: Solanum procumbens Lour. Tên khác: Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm Họ: Cà...
21:07 - 28/09/2020
Công dụng
Ý kiến khách hàng
  • Chị Minh Ánh - Lạng Sơn

    Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...

    Chị Minh Ánh - Lạng Sơn
  • Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

    Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều

    Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An
  •  Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam

    Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.

    Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
  • Hỗ trợ khách hàng

    Giờ làm việc

    Từ thứ 2 - thứ 7
    Buổi sáng 7h - 1130h
    Buổi chiều 13h30 - 17h



                     VẠN CHỮ TÍN
                   TRIỆU NIỀM TIN

                       -------------------
                    TƯ VẤN: (DS. PHƯỚC)
             0917.425.545 - 0982.228.295

                       07.6968.7879 (DS. QUANG)