Nha đam (lô hội) thảo dược dưỡng trắng da thật tuyệt vời (nha dam)
Cây nha đam còn có tên gọi khác là cây lô hội, lưu hội
Tên khoa học
Cây có tên khoa học là Aloe vera L, thuộc họ lô hội.
Khu vực phân bố
Cây nha đam mọc ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, cây được người dân trồng trong nhà vừa để làm thuốc vừa để làm cảnh. Do loài cây này có khả năng chịu hạn tốt nên được rất nhiều gia đình đem về trồng bởi ít phải tưới tắm nhiều nhưng cây vẫn phát triển tốt.
Hiện nay do nhu cầu nguồn dược liệu nha đam rất cao nên đã có nhiều tỉnh thành tiến hành trồng đại trà loài dược liệu này, hầu hết các mô hình đều được đầu tư rất bài bản, có sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng làm thuốc của loài cây này là lá, thân cây.
Cách chế biến và thu hái
Loài cây này thường dùng làm thuốc ở dạng cây tươi, dùng đắp mặt nạ, ép lấy nước để uống, bôi ngoài da, đôi khi dũng đem phơi khô để dùng dần.
Thành phần hóa học
Trong cây có chứa nhiều chất nhầy, có thành phần hóa học chính gồm: Aloin, aloinoside A, B và một số hoạt chất khác.
*Công dụng của cây nha đam
Cây nha đam được biết tới là một vị thuốc đa công dụng, một tác dụng rất nổi tiếng của loài cây này là dưỡng da. Hiện nay ngành công nghiệp mỹ phẩm sử dụng rất nhiều nha đam trong chế biến các loại mỹ phẩm. Sau đây là một số tác dụng chính của cây nha đam:
Theo y học cổ truyền nha đam có vị đắng, tính hàn, có tác dụng:
- Tác dụng dưỡng da, làm đẹp da, chống lão hóa da, giảm nếp nhăn (Nha đam rất tốt cho da nếu dùng đắp mặt nạ)
- Tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện
- Tác dụng dưỡng tóc
- Tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày
- Tác dụng điều trị bỏng
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
- Tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Cách dùng, liều dùng
1. Dùng làm đẹp da
Nguyên liệu: Nha đam tươi 2-3 nhánh
Cách làm: Đem cạo sạch với vỏ xanh, rửa sạch nhựa. Cạo lấy lớp chất nhầy trong suốt rồi thoa đều lên mặt (Có thể kết hợp thêm cùng mật ong và chanh tươi sẽ rất tốt)
2. Dùng làm thuốc nhuận tràng, điều trị táo bón
Nguyên liệu: Lá nha đam tươi 2 nhánh
Cách làm: Đem cạo sạch vỏ, rửa sạch nhựa, cắt thành từng miếng mỏng cho vào máy xay sinh tố say nhuyễn để uống trong ngày, sau bữa ăn 30 phút.
3. Điều trị viêm dạ dày
Nguyên liệu: Nha đam tươi 2 nhánh, bột nghệ vàng 10g, cây dạ cẩm khô 20g.
Cách làm: Nha đam cạo sạch vỏ sắc cùng dạ cẩm, bột nghệ uống trước bữa ăn 30 phút, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
4. Điều trị bỏng: Dùng lá nha đam tươi ép lấy nước, bôi trực tiếp vào vùng da bị bỏng.
Với những công dụng tuyệt vời ấy nha đam thật đáng để trồng trong nhà vừa để làm cảnh và làm thuốc sử dụng hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng
- Khi dùng đắp mặt nạ dưỡng da bằng nha đam nên nửa sạch phần nhựa nha đam.
- Người đang dùng thuốc điều trị suy tim Digoxin không nên dùng
- Người huyết áp thấp, tiêu chảy không dùng nha đam để uống.
- Một số trường hợp bị kích ứng khi dùng ngoài da, do vậy trước khi dùng nha đam các bạn nên test thử bằng cách chấm 1 chút dịch vào vùng da, nếu không thấy kích ứng mới tiếp tục sử dụng.
- Phụ nữ mang thai không nên dùng
-
Nếu huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, thì huyết áp...
-
Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến, thường hay gặp nhất trong các...
-
Với cơ chế lọc mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả, nấm lim xanh là thảo...
-
Dược chất germanium và polasaccharide trong nấm lim xanh Tiên Phước có...
-
Bệnh xơ gan được coi là một trong những căn bệnh nan y bởi nó gây ra...
-
Bệnh gout được coi là bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất. Nó sinh ra...
-
Bệnh ung thư vẫn luôn là “căn bệnh chết” đối với bất kỳ ai mắc phải....
-
Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...
Chị Minh Ánh - Lạng Sơn -
Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều
Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An -
Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.
Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
-
Hỗ trợ khách hàng
Giờ làm việc
Từ thứ 2 - thứ 7
Buổi sáng 7h - 1130h
Buổi chiều 13h30 - 17h