Chế Độ Ăn Uống Cho Người Bị Bệnh Gút
Bệnh gút là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Khi lượng acid uric trong máu tăng cao đến một ngưỡng nào đó, kết hợp với một số điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, lượng đạm hấp thụ vào cơ thể,… thì acid uric sẽ kết tủa thành dạng tinh thể rắn hình kim, rất sắc nhọn, đồng thời lúc này tại các khớp có kết tủa sẽ xảy ra cơn đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ… Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu xem nên ăn gì và nên kiên những gì khi mắc phải căn bệnh quái ác này.
Không dùng
- Không uống nhiều rượu mạnh
- Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc…, hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi
- Không ăn mỡ động vật
- Không ăn đường
Hạn chế
- Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày).
- Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…).
- Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây.
- Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê.
Tăng cường
- Các loại rau xanh, trái cây tươi.
- Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.
- Các loại ngũ cốc.
- Sữa, trứng.
- Tăng cường vận động.
- Tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…
Chế độ ăn uống có thay thế được thuốc không?
-
Đối với bệnh Gút
Trong đa số trường hợp, chế độ ăn uống góp phần điều trị cho bệnh Gút và các bệnh kèm theo (cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…) chứ không thể thay được thuốc. Thực hiện tốt chế độ ăn uống có thể giảm bớt số lượng thuốc, số loại thuốc cần dùng, giảm bớt các hậu quả xấu của bệnh. Chế độ ăn uống được sử dụng để thay thế thuốc trong một số ít trường hợp, người bệnh không dùng được các thuốc làm hạ acid uric (dị ứng thuốc, suy thận, suy gan…).
-
Đối với tình trạng tăng acid uric máu
Chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt sẽ giúp phòng ngừa bệnh Gút, làm giảm số người trở thành bệnh nhân Gút. Như vậy, chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh Gút, nhưng có một vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần làm bệnh Gút và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt số thuốc phải dùng. Chế độ ăn uống càng quan trọng hơn khi người bệnh bị dị ứng với các thuốc làm giảm acid uric máu, hoặc vì một lý do nào đó không sử dụng được các thuốc này. Chế độ ăn uống còn là biện pháp chính, không thể thiếu được trong việc phòng ngừa bệnh Gút cho các đối tượng có tăng acid uric máu đơn thuần.
Các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người thường đi kèm với nhau, ngày càng gia tăng và đang là một hiểm họa lớn cho loài người trong thế kỷ 21. Hội chứng chuyển hóa kinh điển gồm 4 biểu hiện: béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Nay thêm một biển hiện thứ 5 là tăng acid uric máu, nói cách khách, các bệnh nhân béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành… rất dễ bị gút và ngược lại, bệnh nhân gút thường mắc bệnh các bệnh béo phì, xơ mỡ động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành.
-
Nếu huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, thì huyết áp...
-
Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến, thường hay gặp nhất trong các...
-
Với cơ chế lọc mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả, nấm lim xanh là thảo...
-
Dược chất germanium và polasaccharide trong nấm lim xanh Tiên Phước có...
-
Bệnh xơ gan được coi là một trong những căn bệnh nan y bởi nó gây ra...
-
Bệnh gout được coi là bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất. Nó sinh ra...
-
Bệnh ung thư vẫn luôn là “căn bệnh chết” đối với bất kỳ ai mắc phải....
-
Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...
Chị Minh Ánh - Lạng Sơn -
Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều
Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An -
Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.
Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
-
Hỗ trợ khách hàng
Giờ làm việc
Từ thứ 2 - thứ 7
Buổi sáng 7h - 1130h
Buổi chiều 13h30 - 17h