Cây hy thiêm thảo tốt cho người mắc bệnh gout
Tên khác của Cây hy thiêm
Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng, hy thiêm thảo.
Tên khoa học
Siegesbeckia orientalis (Thuộc họ cúc)
Mô tả cây thuốc :
- Cây có chiều cao thấp: chỉ từ 30cm đến 40cm
- Thân và cành có lông
- Lá mọc đối, hình tam giác có răng cưa
- Hoa màu vàng
- Quả hình trứng 4-5 cạnh màu đen
Lưu ý tránh nhầm lẫn khi tìm và sử dụng vị thuốc Hy thiêm thảo ngoài tự nhiên:
- Nhiều trang nói hy thiêm thảo còn có tên khác là cỏ Cứt lợn là không đúng, do vậy nhiều độc nhầm tưởng với Cây cứt lợn.
- Đặc điểm phân biệt: Cứt lợn hình dáng khá giống Hy thiêm vì chúng đều có lông ở thân và cành.
- Chúng khác nhau ở Hoa. Hoa cứt lợn có 2 loại (màu trắng và màu tím), còn hoa Hy thiêm có màu vàng. Đây chính là đặc điểm để ta phân biệt
Xem hình ảnh để nhận dạng, tránh nhầm lẫn với các cây khác
Hình ảnh: Cây hy thiêm
Khu vực phân bố
Hy thiêm là cây thuốc sống hàng năm. Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi nước ta. Cây mọc nhiều ở cá tỉnh miền núi phía Bắc, như: Tỉnh Hòa Bình, Lào cai, Hà Giang, Yên Bái, lai Châu ….
Bộ phận dùng
Thân và lá cây được sử dụng làm thuốc. Người dân thường loại bỏ gốc và rễ, không dùng gốc và rễ của cây hy thiêm để làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
- Hy thiêm mọc vào mùa xuân bắt đầu ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Thời gian cây chuẩn bị ra hoa của cây thuốc cũng chính là thời vụ thu hái thuốc (Thường vào tháng 4 hàng năm).
- Cây thu hái về sẽ được loại bỏ phần lá héo, sâu, sau đó cắt ngắn và phơi khô ở độ ẩm thích hợp (khoảng 12% là tốt nhất) và được sử dụng để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Hy thiêm có chứa các chất đắng daturosid, orientin
Tính vị
Cây có Vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp, giảm đau, rất tốt cho xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi.
* Công dụng
- Tác dụng tốt cho người phong tê thấp, đau nhức xương khớp.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút (Gout)
- Rất tốt cho bệnh nhân mắc viêm đa khớp dạng thấp
- Hỗ trợ điều trị chứng tê bại nửa người
- Tác dụng giảm đau lưng mỏi gối
- điều trị kinh nguyệt không đều
Đối tượng sử dụng
- Bệnh nhân phong tê thấp
- Bệnh nhân gút (Gout)
- Bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp
- Người già bị đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối do thoái hóa xương khớp
- Bệnh nhân bị tê bại, liệt nửa người (Do tai biến)
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Cách dùng, liều dùng
- Liều lượng: Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc
- Hỗ trợ điều trị phong thấp, chân tê bại, lưng gối đau mỏi: Hy thiêm 50g, Ngưa tất 20g, Thổ phục linh 20g, Lá lốt 10g sắc uống hoặc tán bộ sử dụng ngày 3 lần ( Mỗi lần 10gram).
- Hỗ trợ điều trị phong thấp: Hy thiêm thảo: 30gram, thiên niên kiện: 20gram sắc uống
- Hỗ trợ điều trị viêm đa khớp dạng thấp: Hy thiêm thảo: 20gram sắc nước uống trong ngày
-
Nếu huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, thì huyết áp...
-
Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến, thường hay gặp nhất trong các...
-
Với cơ chế lọc mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả, nấm lim xanh là thảo...
-
Dược chất germanium và polasaccharide trong nấm lim xanh Tiên Phước có...
-
Bệnh xơ gan được coi là một trong những căn bệnh nan y bởi nó gây ra...
-
Bệnh gout được coi là bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất. Nó sinh ra...
-
Bệnh ung thư vẫn luôn là “căn bệnh chết” đối với bất kỳ ai mắc phải....
-
Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...
Chị Minh Ánh - Lạng Sơn -
Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều
Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An -
Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.
Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
-
Hỗ trợ khách hàng
Giờ làm việc
Từ thứ 2 - thứ 7
Buổi sáng 7h - 1130h
Buổi chiều 13h30 - 17h