Sức khỏe đời sống

Quảng Nam: Bảo tồn và phát triển cây dược liệu

21:48 - 01/11/2017

(TN&MT) - Thời gian gần đây, tỉnh Quảng Nam đã bảo tồn và phát triển được một số loại cây dược liệu quý; tuy nhiên, so với số lượng cây dược liệu có trên địa bàn tỉnh thì đó cũng chỉ mới là con số nhỏ. Để khôi phục và phát triển cây dược liệu, tỉnh Quảng Nam đang có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tìm hướng đi đúng đắn để vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế từ các loài cây dược liệu.

Cần hoạch định cụ thể

Quảng Nam nổi tiếng với sâm Ngọc Linh, một loại sâm quý đã và đang được bảo tồn và phát triển. Bên cạnh cây sâm Ngọc Linh, ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam còn có rất nhiều loại cây dược liệu quý như ba kích, đảng sâm, sa nhân, đương quy, giảo cổ lam... Theo khảo sát, có đến 832 loài, 593 chi, 190 họ thực vật ở các vùng núi tỉnh Quảng Nam có khả năng làm nguyên liệu dược.

Do không được bảo tồn và phát triển, cùng với các hoạt động khai thác tài nguyên rừng, nạn phá rừng ồ ạt đã làm cạn kiệt nhiều loài dược liệu tự nhiên. Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Nam đã có một số cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển cây dược liệu, tuy nhiên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong quy hoạch phát triển cây dược liệu.

Vùng núi Quảng Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển cây dược liệu mà ít nơi có
Vùng núi Quảng Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển cây dược liệu mà ít nơi có

Theo cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 – 2020 sẽ hỗ trợ trồng mới, trồng xen canh cây dược liệu trên địa bàn tỉnh với diện tích khoảng 910ha, trong đó chủ yếu trồng 3 loài dược liệu chính như ba kích tím, sa nhân tím, đảng sâm trồng xen dưới tán rừng, nương rẫy, vườn nhà.

Vừa qua, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đã xây dựng dự thảo “Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030” khá cụ thể và có định hướng rõ ràng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ để đi đến triển khai.

Theo dự thảo, sẽ quy hoạch trồng và phát triển 6 loài dược liệu chính là đảng sâm, ba kích, sa nhân tím, đương quy, giảo cổ lam, lan kim tuyến và được chia làm 2 giai đoạn 2017 - 2020, 2020 - 2030 với tổng diện tích 164.620ha. Các huyện Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang và Nam Trà My sẽ được quy hoạch để bảo tồn giống (trồng bảo tồn), kết hợp sản xuất, cung cấp nguồn giống. Ngoài ra, tại các địa phương khác (chủ yếu các vùng núi cao) sẽ triển khai trồng dược liệu dưới tán rừng, trồng thuần, trồng xen canh, trồng luân canh…

Sau khi nghe báo cáo về dự thảo của Sở NN&PTNT, các địa phương, các Sở ban ngành cho rằng, quy hoạch còn dàn trải, chồng lấn, có nhiều khu vực quy hoạch về chủng loại cây dược liệu chưa phù hợp với địa hình. Nhiều ý kiến cho rằng, cây ba kích tím được quy hoạch phát triển185ha ở Nam Giang là không phù hợp vì đây là loại cây thích hợp với vùng núi cao và lâu nay loài cây này chỉ có ở Tây Giang. Trong khi, các loài cây được trồng ở nơi có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp mới có thể phát triển tốt và có đặc tính chữa bệnh cao. Mặt khác, dự thảo cũng chưa có được bài toán đầu ra an toàn và khoa học.

Vùng núi Quảng Nam có ưu thế về phát triển cây dược liệu, tuy nhiên, để có hướng đi bền vững Quảng Nam cần nhiều hơn nữa về chính sách, cơ chế, nguồn vốn đầu tư và cả những chuyên gia về cây dược liệu.

Người dân Nam Trà My vươn lên làm giàu nhờ trông sâm Ngọc Linh và cây dược liệu
Người dân Nam Trà My vươn lên làm giàu nhờ trông sâm Ngọc Linh và cây dược liệu

Tăng cường hỗ trợ

Tây Giang và Nam Trà My là hai địa phương có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với rất nhiều loài cây dược liệu. Phát huy thế mạnh đó, từ nhiều năm nay, hai huyện này đã tập trung nguồn lực để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Nam Trà My phong phú, đa dạng về chủng loại cây dược liệu như quế Trà My, đảng sâm, sâm quy, giảo cổ lam, kim cương (lan gấm), sơn tra, sa nhân…Nhiều năm qua, huyện  Nam Trà My đã tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế bằng cách trồng cây dược liệu. Các ngành chuyên môn cử cán bộ xuống tận nơi hướng dẫn cho các hộ dân kỹ thuật trồng, chăm sóc. Hộ nào đạt tỷ lệ cây sống cao mới đủ điều kiện cấp kinh phí hỗ trợ ( 15 triệu đồng/héc ta). Hiện 10/10 xã của huyện đều triển khai mô hình nhóm hộ trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

Được biết, trong năm 2017, huyện Nam Trà My tiếp tục gieo ươm hỗ trợ giống dược liệu 200.000 cây các loại, 500 - 600 nghìn cây quế. Các xã Trà Linh, Trà Cang và Trà Nam sẽ tiếp tục phát triển trồng sâm dưới tán rừng. Diện tích trồng sâm Ngọc Linh tại 3 xã này đã lên tới 1.133ha với 779 hộ trồng. Nhiều hộ dân ở Nam Trà My đã vươn lên làm giàu từ cây dược liệu góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Từ các nguồn vốn 30a, 135, trong gia đoạn 2011 – 2015 huyện Tây Giang đã đầu tư 16,8 tỷ đồng hỗ trợ người dân trồng cây bản địa ba kích, đảng sâm và tr’din, đồng thời phát triển 144,6ha cây ba kích, 339,2ha đảng sâm và nhiều diện tích cây tr’din dưới tán rừng.

Ngoài ra, huyện Tây Giang cũng dùng nguồn vốn 30a, 135 và một số nguồn khác để phát triển mô hình di thực cây sâm Ngọc Linh; mô hình trồng thử nghiệm cây dược liệu táo mèo, mắc ca, dâu tây… đến nay đã cho thành quả. Hiện, trên địa bàn huyện đã có 3 doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đầu tư trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh cây dược liệu. các đơn vị này đã đầu tư di thực, trồng hàng chục nghìn cây sâm Ngọc Linh tại Ga ri và Ch’ơm; di thực cây dâu tây, táo mèo, phát triển mô hình trồng sả chân…

UBND tỉnh Quảng Nam, cũng xác định sẽ mở rộng phạm vi quy hoạch cây dược liệu, hướng tới những loại cây có giá trị cao và có sức tiêu thụ tốt. Đồng thời, sẽ huy động vốn từ doanh nghiệp và nhân dân vì ngân sách nhà nước vốn rất hạn chế. Đồng thời, cần phải đưa doanh nghiệp về hợp tác với doanh nhân trồng, cùng các mô hình trồng dược liệu trong nhân dân. Nam Trà My được chọn xây dựng vườn dược liệu quốc gia, đây là một lợi thế để xây dựng những vệ tinh lân cận nhằm phát triển một vùng dược liệu rộng khắp.

 Yến Nhi

Có thể bạn quan tâm
Sâm Ngọc Linh – 'vaccine' cho sức khỏe trước đại dịch
Tính đến nay, dịch COVID-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp, với hơn 17 triệu người nhiễm trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các ca bệnh mới trong cộng đồng cũng không ngừng tăng lên, phần lớn rơi...
09:36 - 01/08/2021
Ra mắt nước uống Sâm dây tại thị trường miền bắc
Ra mắt nước uống Sâm dây tại thị trường miền bắc
15:59 - 03/02/2021
Nước giải khát dinh dưỡng từ phụ phẩm đảng sâm
Nước giải khát dinh dưỡng từ phụ phẩm đảng sâm
15:56 - 03/02/2021
Bài thuốc chữa chứng thận dương hư ở người cao tuổi
Chứng thận dương hư ở người cao tuổi thường có những biểu hiện như: Tinh thần chậm chạp, sắc mặt buồn phiền, ủ rũ, lao động nhẹ cũng thở dốc, lưng gối đau mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, hay đi tiểu tiện...
14:12 - 28/09/2020
Công dụng
Ý kiến khách hàng
  • Chị Minh Ánh - Lạng Sơn

    Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...

    Chị Minh Ánh - Lạng Sơn
  • Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

    Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều

    Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An
  •  Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam

    Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.

    Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
  • Hỗ trợ khách hàng

    Giờ làm việc

    Từ thứ 2 - thứ 7
    Buổi sáng 7h - 1130h
    Buổi chiều 13h30 - 17h



                     VẠN CHỮ TÍN
                   TRIỆU NIỀM TIN

                       -------------------
                    TƯ VẤN: (DS. PHƯỚC)
             0917.425.545 - 0982.228.295

                       07.6968.7879 (DS. QUANG)