Củ gừng (sinh khương) nhiều tác dụng, bạn đã biết cách dùng làm thuốc?
Sinh khương vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong các phương thuốc y học cổ truyền. Ít ai biết rằng đây chính là củ gừng tươi mà chúng ta thường sử dụng làm gia vị.
Tên khoa học
Zingiber Officinale Rosc. Thuộc họ gừng
Khu vực phân bố
Cây gừng là một loài thực vật rất phổ biến ở nước ta bởi vì đây là một gia vị thường dùng hàng ngày. Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có trồng loài cây này, thậm chí không có đất ta cũng có thể tận dụng hộp xốp, bao xi măng để trồng gừng vẫn cho rất nhiều củ.
Bộ phận dùng
Toàn bộ cây gồm lá, thân, củ đều có thể dùng làm thuốc. Y học cổ truyền thường dùng củ nhiều hơn.
Cách chế biến và thu hái
Có thể dùng ở dạng tươi hoặc dạng khô.
- Củ gừng tươi = Sinh khương
- Củ gừng phơi khô = Can khương
- Chế dạng khô như sau: Củ gừng đào về được rửa thật sạch đất cát, cắt bỏ rễ, thái mỏng phơi hoặc sao khô làm thuốc.
- Ngoài cách phơi còn có cách làm mứt gừng, gừng ngâm mật…..
Thành phần hóa học
Trong củ có chứa các hoạt chất: camphen, bo rneod, xitral, fellan-dren, và một vài chất cay.
Tính vị
Củ gừng có vị cay, tính ấm. Vào 6 kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị và đại tràng.
* Công dụng của củ gừng (sinh khương)
Theo y học cổ truyền vị thuốc sinh khương (củ gừng) có rất nhiều tác dụng, được dùng nhiều trong các phương thuốc cổ. Dưới đây là tổng hợp một số công dụng chính của vị thuốc này:
- Điều trị cảm sốt
- Ấn tỳ vị, giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa
- Điều trị chứng kém ăn, đầy bụng, khó tiêu
- Điều trị chứng tả, lỵ đi ngoài phân lỏng
- Điều trị chứng hay buồn nôn do tỳ vị hư nhược
- Điều trị ho, hen phế quản (Thường dùng kết hợp với các vị thuốc khác)
- Tác dụng tăng huyết áp, thường dùng điều trị chứng huyết áp thấp
Cách dùng, liều dùng
- Điều trị cảm cúm, sốt, nhức đầu, ho hen, đau mỏi khắp người: Gừng tươi giã nát, thêm chút rượu trắng, xào nóng đánh khắp người, xát vào chỗ đau mỏi. Làm cách trên ngày khoảng 2 lần sẽ có hiệu quả ngay.
- Điều trị chứng hen suyễn: Bán hạ chế 35g, sinh khương 15g, sắc với 3 bát nước, sắc cạn còn 2 bát chia ra 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị chứng buồn nôn do tỳ vị hư: Can khương 10g, trích cam thảo 4g. Đun với 2 bát nước, đun cạn còn 1 bát chia 2 lần uống trong ngày.
- Đi tả ra nước: Can khương (Gừng khô) tán thành dạng bột, hòa nước cơm uống ngày 2 lần, mỗi lần dùng 3g – 5g bột can khương mà uống.
- Đi cầu ra máu: Củ gừng khô nướng cháy, tán bột. Mỗi ngày uống với nước cơm 3 tới 5 lần, mỗi lần 2g-4g.
- Điều trị huyết áp thấp: Dùng củ gừng tươi (hoặc củ khô) pha trà uống hàng ngày, đặc biệt vào lúc bụng đói.
Lưu ý khi sử dụng
Người trong ngoài nóng, nhiệt không dùng được vị thuốc này.
-
Nếu huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, thì huyết áp...
-
Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến, thường hay gặp nhất trong các...
-
Với cơ chế lọc mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả, nấm lim xanh là thảo...
-
Dược chất germanium và polasaccharide trong nấm lim xanh Tiên Phước có...
-
Bệnh xơ gan được coi là một trong những căn bệnh nan y bởi nó gây ra...
-
Bệnh gout được coi là bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất. Nó sinh ra...
-
Bệnh ung thư vẫn luôn là “căn bệnh chết” đối với bất kỳ ai mắc phải....
-
Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...
Chị Minh Ánh - Lạng Sơn -
Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều
Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An -
Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.
Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
-
Hỗ trợ khách hàng
Giờ làm việc
Từ thứ 2 - thứ 7
Buổi sáng 7h - 1130h
Buổi chiều 13h30 - 17h