Dứa dại hay còn được gọi với tên quen thuộc khác là dứa rừng hay dứa núi, đây là một loại cây thường mọc hoang thế nhưng ít ai biết rằng Dứa dại là một loại dược liệu được sử dụng trong nhiều Bài thuốc dân gian hữu ích.
Ngạc nhiên với công dụng trị bệnh từ cây Dứa dại
Sơ lược thông tin về cây Dứa dại
Dứa dại có tên khoa học là Pandanus tectorius Sol, thường xuất hiện nhiều ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Myanmar, Ấn độ, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Dứa dại ưa sống ở những vùng đất có độ mặn cao như dọc bờ ngòi nước mặn, bờ bụi ven biển,…
Dứa dại có chiều cao từ 3m đến 4 m, lá mọc ở đầu nhánh. Mép lá dứa dại có gai sắc nhọn, hình bản, chiều dài khoảng 1 đến 2m. Bông dứa dại có màu trắng, mọc đơn độc và có mùi thơm đặc trưng. Quả hình trứng, màu vàng cam, có cuống, bề mặt quả sần sùi.
Theo phân tích từ các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết khi chưng cất lá bắc và hạt phấn hoa của dứa dại, người ta thu được những thành phần hóa học sau: Nước thơm, hương liệu, 70 % tinh dầu (benzyl acetate, methyl ether, benzyl alcohol, benzyl benzoate, benzyl salicylate, linalool, aldehyde,…)
Dứa dại và một số bài thuốc trị bệnh hữu ích
1. Chữa ho do cảm mạo: Sử dụng Hoa dứa rừng 4g – 12 g hoặc dùng quả dứa rừng 10g – 15 g. Đem các dược liệu đã chuẩn bị sắc nước uống, dùng liên tục cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
2. Chữa đau nhức do chấn thương: Dùng Rễ dứa dại giã nát và đắp lên chỗ bị thương, sau đó cố định lại. Thay băng 1 lần/ ngày.
Dứa dại là một loại cây thường mọc hoang ở nước ta
3. Chữa xơ gan cổ trướng và phù thũng: Dùng Cỏ lưỡi mèo và rễ cỏ xước mỗi vị từ 20g – 30 g, rễ dứa rừng 30g – 40 g. Sau đó sắc uống, dùng 1 thang/ ngày.
4. Chữa chân tay vật vã, nóng, người bồn chồn: Sử dụng cỏ bấc đèn 6 g, xích tiểu đậu 30 g, búp tre 15 cái và đọt non của cây dứa dại 30 g. Sắc dược liệu lấy nước uống.
5. Chữa phù thũng, tiểu buốt, tiểu ra sỏi, máu,…: Sử dụng Thân non của cây dứa dại 15g – 20 g. Sau đó mang Sắc uống, dùng thay nước trà hằng ngày.
6. Chữa bệnh lòi dom (bệnh trĩ): Dùng Rễ và đọt non của cây dứa dại giã và đắp lên búi trĩ liên tục trong vòng 30 ngày.
7. Chữa vết loét sâu gây hoại tử xương: Sử dụng Đọt dứa dại giã và đắp vào vết thương. Bài thuốc này có tác dụng hút mủ và tăng tốc độ hồi phục vết thương.
8. Chữa chân tay lở loét lâu ngày: Sử dụng đậu tương và đọt non của cây dứa rừng, các vị bằng lượng nhau. Đem giã nát và đắp vào chỗ lở loét. Thực hiện hằng ngày để chống nhiễm trùng và làm liền vết loét.
9. Chữa bệnh tiểu đường, tiểu buốt và đục: Sử dụng quả dứa rừng khô 20g – 30 g. Sau đó mang đi thái nhỏ và hãm với nước uống thay trà.
10. Chữa bệnh viêm gan do siêu vi: Sử dụng Nhân trần, quả dứa dại, cốt khí củ mỗi vị 12 g, cam thảo 4g, ngũ vị tử 6 g, trần bì và diệp hạ châu mỗi vị 8 g. Sau đó đem tất cả dược liệu sắc với 1 lít đun còn 450 ml. Mỗi lần dùng 150 ml, ngày dùng 3 lần, nên uống thuốc khi bụng đói.
11. Chữa chứng say nắng và cảm nắng: Sử dụng 10 g đến 15 g Quả dứa rừng Sắc lấy nước uống.
12. Chữa chứng kiết lỵ: Dùng Quả dứa rừng 30 – 60g. Sắc lấy nước uống.
13. Chữa mẩn ngứa, viêm da: Sử dụng Sâm đại hành và dây tơ hồng xanh mỗi vị 40 g, vòi voi, rau má, bồ công anh và cỏ chỉ thiên mỗi vị 20g, lá dứa dại 20g – 30g. Sử dụng tất cả các dược liệu sắc uống hằng ngày.
14. Chữa cảm lạnh: Sử dụng tỏi, gừng và hành mỗi vị 20 g, lá dứa dại 30 g. Sắc lấy nước uống và dùng khi thuốc còn nóng. Sau khi uống thuốc nên đắp kín chăn để người ra mồ hôi.
Dứa dại với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
15. Chữa thấp khớp: Sử dụng Cà gai leo, bồ công anh, củ dứa rừng, lá lốt mỗi vị 20 g, lá dứa dại 30 g, cỏ xước 40 g. Sau đó mang tất cả các dược liệu đã chuẩn bị sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi hết triệu chứng đau nhức.
16. Chữa viêm gan, xơ gan, cổ trướng, mất ngủ: Sử dụng rễ cây dứa rừng. Mỗi lần dùng 30g sắc uống, ngày dùng 2 lần.
17. Công dụng thông tiểu và trị chứng tiểu ra sỏi: Sử dụng rễ dứa thơm 15 g, rễ dứa dại 12 g và đọt non dứa dại 20 g. Dùng tất cả các dược liệu sắc uống hằng ngày.
18. Chữa chứng nước tiểu vàng, nóng, tiểu dắt và ít: Sử dụng Cam thảo na, trần bì và cỏ mần trầu mỗi vị 6 g, mã đề 8 g, rễ dứa dại, râu ngô và rau dừa nước mỗi vị 20 g. Sau đó mang các vị sắc lấy nước, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong 1 ngày.
19. Chữa viêm đường tiết niệu: Sử dụng cam thảo nam và trạch tả mỗi vị 12 g, rễ cây dứa dại, kim ngân hoa và ý dĩ nhân mỗi vị 16 g. Sau đó sử dùng các vị sắc lấy nước uống.
-
Nếu huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, thì huyết áp...
-
Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến, thường hay gặp nhất trong các...
-
Với cơ chế lọc mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả, nấm lim xanh là thảo...
-
Dược chất germanium và polasaccharide trong nấm lim xanh Tiên Phước có...
-
Bệnh xơ gan được coi là một trong những căn bệnh nan y bởi nó gây ra...
-
Bệnh gout được coi là bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất. Nó sinh ra...
-
Bệnh ung thư vẫn luôn là “căn bệnh chết” đối với bất kỳ ai mắc phải....
-
Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...
Chị Minh Ánh - Lạng Sơn -
Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều
Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An -
Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.
Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
-
Hỗ trợ khách hàng
Giờ làm việc
Từ thứ 2 - thứ 7
Buổi sáng 7h - 1130h
Buổi chiều 13h30 - 17h