Sức khỏe đời sống

Rễ đinh lăng 5 năm tuổi loại phơi khô chế biến sẵn (Re dinh lang)

00:05 - 20/12/2017

Rễ đinh lăng từ xưa tới nay vẫn được coi là 1 loại nhân sâm của người Việt, chính vì điều đó mà từ xưa dân ta đã có truyền thống trồng cây đinh lăng trong nhà vừa để làm cảnh, vừa làm thuốc. Nếu trồng được lâu năm rễ đinh lăng sẽ hóa rồng trở thành 1 loại nhân sâm đích thực của người Việt ta. Chúng tôi xin giới thiệu thêm thông tin về cây đinh lăng

Tên Tác dụng điều trị bệnh

  • Tác dụng tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể
  • Bổ thận, tráng dương tăng sinh lý
  • Tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Là một vị thuốc bổ rất quý, được ví như nhân sâm, tam thất

Đối tượng sử dụng

  • Bệnh nhân mắc bệnh yếu sinh lý
  • Người bình thường dùng để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật
  • Dùng cho các vận động viên, những người làm việc ở những môi trường khắc nhiệt, hoạt động mạnh
  • Dùng ngâm rượu làm đồ uống rất tốt (đặc biệt là những củ lâu năm)

Quý ông đang trục trặc về sinh lý

Quý ông bị suy giảm ham muốn tình dục

Người suy giảm miễn dịch, người mới ốm dậy.

Làm việc ở những môi trường khắc nhiệt bạn cần một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung các chất cho cơ thể.

Giải pháp nào cho bạn ?

Hãy yên tâm vì đã có Đinh lăng, một vị thuốc được vị như Nhân sâm.

Giá bán: 390.000đ/Kg củ đinh lăng khô

Tên khác

Cay gỏi cá, nam dương lâm

Tên khoa học

 Polyscias Fruticosa. Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae

Khu vực phân bố

Là loại cây được trồng làm cảnh ở khắp các miền Nam Bắc nước ta. Trước đây không thấy dùng cây này làm thuốc, gần đây do sự nghiên cứu tác dụng bồi bổ của vị thuốc này mới bắt đầu được chú ý và sử dụng nhiều.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của cây đinh lăng chủ yếu là rễ, Ngoài ra lá cây cũng được dùng làm thuốc trong một số trường hợp.

Cách chế biến và thu hái

Rễ đào về rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Trong đinh lăng đã tìm thấy có rất nhiều hoạt chất quý như: Alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B, các axit amin trong đó có lyzin, xystei và methionin là những axit amin không thể thay thế được.

Các nghiên cứu khoa học về cây Đinh lăng:

Năm 1961 khoa dược lý bệnh viện Y học quân sự Việt Nam đã nghiên cứu và đã đi đến các kết luận sau:

Thí nghiệm trên người: Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.

Thí nghiệm trên chuột bạch: Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tác hại của bức xạ siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì của Liên xô cũ, đương quy, ba kích . Tác dụng này có thể khẳng định rễ đinh lăng là vị thuốc có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng

* Công dụng của rễ đinh lăng

  • Tác dụng bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ
  • Tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý
  • Điều trị bệnh xương khớp
  • Lá đinh lăng có tác dụng phòng, giảm co giật ở trẻ nhỏ

Đối tượng sử dụng

  • Người hoạt động mạnh cần bổ sung nhiều dưỡng chất
  • Người bình thường dùng rễ đinh lăng sắc uống hoặc ngâm rượu để tăng tuổi thọ
  • Người mới ốm dậy nên dùng đinh lăng sắc uống hàng ngày
  • Nam giới nên dùng rượu đinh lăng uống hàng ngày để tăng cường sinh lý

Cách dùng, liều dùng

  • Điều trị chứng cơ thể mệt mỏi: Rễ đinh lăng khô thái mỏng 0.5 đến 1g, thêm 150ml nước đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày
  • Tác dụng điều trị liệt dương: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Dùng cho người thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
  • Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
  • Điều trị đau lưng mỏi gối (điều trị cả tê thấp):Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Lưu ý khi sử dụng củ đinh lăng

Do đinh lăng có hoạt chất saponin (có trong nhân sâm, hoạt chất này dùng nhiều có thể gây say). Do vậy không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi cơ thể

Có thể bạn quan tâm
Chương trình phát triển #Sâm #ViệtNam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Chương trình phát triển #Sâm #ViệtNam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Hình thành các cơ sở sản xuất giống hiện đại tại các địa phương trên cơ sở xác định cụ thể về quy mô diện tích vùng trồng...
21:29 - 08/08/2023
Thống nhất tên gọi cho sâm Ngọc Linh, Lai Châu là...sâm Việt Nam
💯🔥Thống nhất tên gọi cho sâm Ngọc Linh, KonTum, Lai Châu là...sâm Việt Nam Phát triển Sâm Việt Nam, gồm các tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu,...
21:25 - 08/08/2023
7 tác dụng của dầu oliu DANTE đối với sức khỏe
7 tác dụng của dầu oliu Dante đối với sức khỏe
11:14 - 22/02/2023
Công dụng
Ý kiến khách hàng
  • Chị Minh Ánh - Lạng Sơn

    Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...

    Chị Minh Ánh - Lạng Sơn
  • Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An

    Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều

    Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An
  •  Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam

    Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.

    Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
  • Hỗ trợ khách hàng

    Giờ làm việc

    Từ thứ 2 - thứ 7
    Buổi sáng 7h - 1130h
    Buổi chiều 13h30 - 17h



                     VẠN CHỮ TÍN
                   TRIỆU NIỀM TIN

                       -------------------
                    TƯ VẤN: (DS. PHƯỚC)
             0917.425.545 - 0982.228.295

                       07.6968.7879 (DS. QUANG)