Quế và các sản phẩm từ cây quế mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào
Quế và các sản phẩm từ cây quế mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào
Quế là cây lâm sản gỗ và có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định và có giá trị, nhất là xuất khẩu. Quế mang lại nguồn lợi về kinh tế và gắn với đời sống người dân tộc ít người nước ta như Dao (Yên Bái), Thái, Mường (Nghệ An, Thanh Hoá) Cà tu, Cà toong (Quảng Nam, Quảng Ngãi) và Thanh Y, Thanh Phán (Quảng Ninh). Thực tế đã chứng minh, quế và các sản phẩm từ cây quế có giá trị kinh tế cao,nhất là đối với các đồng bào dân tộc ít người.
Tên loài
- Tên khoa học:BL
- Thuộc giống: Cinnamomum
- Thuộc họ: Lauraceae
- Tên Việt Nam: cây quế
- Tên địa phương: Quế Thanh, quế Quỳ, quế Quảng, quế Yên Bái, quế Bì,…
- Tên tiếng Anh: Cinnamo
Mô tả cây quế
Quế thuộc loài thân gỗ lâu năm, cây trưởng thành có thể cao đến 15m, đường kính có thể lên 40cm. Lá đơn mọc cách, gần đối lá có 3 gân, gốc kéo dài đến tận đầu lá, gân mặt bên song song, mặt trên bóng, mặt dưới xanh đậm. Lá trưởng thành dài gần 20cm, rộng 6-8cm, cuống lá khoảng 1cm. Tán quế hình trứng, xanh quanh năm. Thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Các bộ phận của quế đều có tinh dầu hàm lượng cao (4-5%). Tinh dầu quế màu vàng.
Thu hoạch quế và các sản phẩm từ cây quế
Quế trồng 7-8 năm thì bắt đầu ra hoa, vào khoảng tháng 4,5 hàng năm. Hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, nhỏ chỉ bằng nửa hạt gạo, vươn lên phía trên của lá, màu trắng hay phớt vàng. Quả chín vào tháng 1, 2 năm sau, khi chưa chín quả có màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím than. Quả mọng trong chứa một hạt, quả quế dài 1 đến 1.2 cm, hạt hình bầu dục. Mỗi 1 kg hạt quế có khoảng 2.500 – 3.000 hạt. Vì là cây thân gỗ nên rễ quế phát triển mạnh, cắm sâu vào lòng đất,khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Tinh dầu quế có mùi thơm, cây, nóng, ngọt được nhiều người ưa chuộng.
Với các tác dụng tuyệt vời thì quế và các sản phẩm từ cây quế được nhiều người tin dùng.
Quế phân bố như thế nào?
- Trên thế giới: ở một số nước châu Á, châu Phi như Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Xrilanca, Xây xen và Madagaxca. Ở mỗi nước, quế cũng chỉ phân bố ở địa phương nhất định, nơi có đặc điểm khí hậu và đất đai phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của nó.
- Ở Việt Nam:Quế mọc hỗn giao ở những khu rừng nhiệt đới ẩm từ Bắc vào Nam. Lâu nay, nước ta vẫn hình thành 4 vùng trồng quế, mỗi vùng có một sắc thái riêng. Mỗi vùng lại có quế và các sản phẩm từ cây quế rất đặc trưng.
Yên Bái
Tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn và Trấn Yên. Khu vực có nhiều quế chiếm 70% diện tích và sản lượng như: Đại Sơn, Viễn Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm,… Nơi đây, chủ yếu là người dân đồng bào dân tộc Dao sinh sống, địa thế rừng núi chia cắt, hiểm trở.
Nằm phía Đông và Đông Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn, nới có độ cao tuyệt đối khoảng 300 – 700 m. Nhiệt độ trung bình năm là 22.7o C, lượng mưa bình quân năm trên 2000 mm, có nơi như Phong Dụ lượng mưa bình quân năm đạt đến trên 3000 mm. Độ ẩm bình quân là 84%.
Đất đai nơi đây phát triển trên đá sa thạch, phiến thạch, có tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn và thoát nước. Đây cũng là vùng quế có diện tích quế và sản lượng vỏ quế cao nhất trong cả nước.
Quế ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở những vùng núi cao
Trà Mi, Trà Bồng
Tập trung ở các huyện Trà Mi (tỉnh Quảng Nam) và Trà Bồng (Tỉnh Quảng Ngãi) cùng năm về phía đông của dẫy Trường Sơn. Độ cao khoảng 400 – 500 m; nhiệt độ bình quân năm 22oC, lượng mưa bình quân là 2300mm/năm, ẩm độ bình quân 85%.
Nơi đây, đất đai phát triển trên các loại đá mẹ, sa thạch hoặc sa phiến thạch có tầng đất dày ẩm, thoát nước, thành phần cơ giới trung bình.
Lâu nay, cây quế gắn bó với đồng bào các dân tộc ít người như: Cà tu, Cà toong, Bu ở các xã Trà Quân, Trà Hiệp, Trà thuỷ (Trà bồng) Trà long, Trà giác, Trà mai (Trà mi). Nơi đây cũng là các xã có nhiều quế nhất trong vùng.
Hơn nữa, vùng quế Trà my, Trà Bồng hiện nay đã được mở rộng ra các huyện xung quanh như Quế sơn, Phước sơn, Sơn Tây, Sơn Hà.Tại đây cũng tập trung nhiều cơ sở sản xuất quế và các sản phẩm từ cây quế.
Quế Phong, Thường Xuân
Có ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu (Tỉnh Nghệ An) và Thường Xuân , Ngọc Lạc (tỉnh Thanh Hoá). Đây là vùng liền giải nằm về phía Đông dẫy Trường Sơn; có vĩ độ từ 19o đến 20o vĩ độ Bắc. Kẹp giữa lưu vực sông Chu và sông Hiến, có độ cao bình quân khoảng 300 – 700m. Lượng mưa của vùng rất cao trên 2000 mm/năm, nguồn nước dồi dào, nhiệt độ bình quân năm 23.1oC, ẩm độ bình quân là 85%.
Quế Thanh và Quế Quỳ là hai loại thực vật cho nhiều giá trị cao ở địa phương này. Đây là hai lại cho hàm lượng tinh dầu cao nổi tiếng trong cả nước. Các đồng bào dân tộc như Thái, Mường, Mán nhờ quế mà có nghề lâu đời. Đồi quế ở Châu Kim, Thông Thụ, Thái Vạn Trình, Thắng Lộc đã đem lại nguồn lợi kinh tế và môi sinh cho khu vực.
Quảng Ninh
Tập trung ở các huyện Hải Ninh, Hà Cối , Đầm Hoà, Tiên Yên và Bình Liêu (Quảng Ninh. Nơi đây, các dãy núi theo hình cánh cung Đông Bắc – Tây Nam là địa hình chắn gió vì vậy lượng mưa trong vùng rất cao khoảng trên 2300 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm là 23oC.
Quế được gây trồng trên đai cao khoảng 200 – 400 m, nơi có đồng bào Thanh Y, Thanh Phán sinh sống. Nhiều đồi quế như: Quảng Lâm, Hoàng Mô, Pò Hèm, Lục Phủ, Quất Động đã nhiều năm cung cấp quế và các sản phẩm từ cây quế cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Đặc điểm của quế và các sản phẩm từ cây quế
Quế có tầm quan trọng như thế nào?
Quế có tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Cây quế là nguồn lợi kinh tế lớn và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc ít người nước ta.
Tinh dầu quế là sản phẩm chính của cây quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Ngày nay, con người có xu hướng sử dụng các loại tinh dầu thực vật thay thế các hoá chất có ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Người dân rất ưa chuộng quế và các sản phẩm từ cây quế
Ngoài ra, quế còn góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa – cây quế còn đóng góp vào định canh – đinh cư , xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.
Sử dụng quế và các sản phẩm từ cây quế mang đến nhiều tác dụng đối với việc hỗ trợ chữa trị bệnh và chăm sóc sắc đẹp.
Công dụng và cách sử dụng quế.
Quế được sử dụng làm thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh, vỏ quế được mài ra trong nước đun sôi để nguội để uống, hoặc trong các bài thuốc có quế để hỗ trợ chữa trị hết một số bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông thuyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên. Chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng. Quế được nhân dân coi như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị: Sâm, Nhung , Quế, Phụ.
Quế được sử dụng làm hương vị, bột quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi.
Sản phẩm chủ yếu của quế là tinh dầu quế
Gần đây nhiều địa phương còn sử dụng gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ Khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, đế lót dầy có quế. Bột quế còn được nghiên cứu thử nghiệm trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm.
Đặc điểm của hệ thống sản xuất
Mỗi vùng trồng quế đất đai thích hợp có thể từ 50.000 ha đến 100.000 ha. Phần lớn đất thích hợp để trồng quế còn chưa được sử dụng hoặc đang dùng vào các mục đích khác.
Công tác giao đất, giao rừng cho hộ nông dân ở các vùng quế đang được đẩy mạnh. Khi được giao các hộ đều sử dụng đúng mục đích. Nhiều vùng nương rẫy, đất hoang hoá trước đây đang dần dần phủ xanh bằng cây quế.
Khí hậu và sinh thái
Do thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, nắng nhiều, vì vậy các vùng có quế mọc tự nhiên ở nước ta là vùng có lượng mưa cao từ 2000 mm/năm trở lên, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 21o – 23 o C , ẩm độ bình quân trên 80%.
Sinh trưởng tốt trên đất đồi núi có độ dốc thoải, tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, nhưng phải thoát nước, độ pHKCL khoảng 5 – 6, đất phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch, sa thạch, granít, riolít.
Không thích hợp với các loại đất đã thoái hoá, tầng đất mỏng, khô, nghèo dinh dưỡng, đất đá ong hoá, đất chua phèn, đất ngập nước và đất đá vôi khô.
Càng lên cao hơn cây quế càng có xu hướng thấp lùn, chậm lớn nhưng vỏ dày và có nhiều dầu, xuống thấp hơn cây quế thường dễ bị sâu bệnh, vỏ mỏng và ít dầu trong vỏ, đời sống cây cũng ngắn hơn
-
Nếu huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, thì huyết áp...
-
Ung thư đại tràng là căn bệnh phổ biến, thường hay gặp nhất trong các...
-
Với cơ chế lọc mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả, nấm lim xanh là thảo...
-
Dược chất germanium và polasaccharide trong nấm lim xanh Tiên Phước có...
-
Bệnh xơ gan được coi là một trong những căn bệnh nan y bởi nó gây ra...
-
Bệnh gout được coi là bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất. Nó sinh ra...
-
Bệnh ung thư vẫn luôn là “căn bệnh chết” đối với bất kỳ ai mắc phải....
-
Chi nhan dc roi e ah. Lan dau tien mua tren mạng mà chi cảm thấy hài lòng . Chi uống hết chi lại mua...
Chị Minh Ánh - Lạng Sơn -
Bác sử dụng nấm của chú Quang dùng rất tốt , bác cảm ơn chú nhiều
Bác Hồ Minh Đức - Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An -
Rất nhiệt tình, niềm nở, thái độ phục vụ ân cần kỹ năng và sự chuyên nghiệp cao, chăm sóc tỉ mỉ.
Chị Cẩm Tuyết - Quảng Nam
-
Hỗ trợ khách hàng
Giờ làm việc
Từ thứ 2 - thứ 7
Buổi sáng 7h - 1130h
Buổi chiều 13h30 - 17h